Hotline

03.28.61.52.52

SÙI MÀO GÀ Ở NAM: DẤU HIỆU, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Sùi mào gà ở nam có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe sinh sản và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh như ung thư dương vật, hậu môn,… nếu không được can thiệp và điều trị sớm

sùi mào gà nam

1. TÌM HIỂU BỆNH SÙI MÀO GÀ Ở NAM GIỚI

Sùi mào gà ở nam giới là bệnh lây truyền qua đường tình dục, do nhiễm virus HPV ở người gây ra. Có nhiều chủng virus HPV khác nhau, trong đó chủng virus phổ biến gây sùi mào gà nhất là 6 và 11. Sùi mào gà ở nam giới có thể xuất hiện dưới hình dạng như súp lơ, mào gà và tập trung chủ yếu ở bộ phận sinh dục nam, lưỡi, miệng, mắt,… Bệnh sùi mào gà ở nam giới thường xuất hiện trong độ tuổi sinh sản, ở người có thói quen quan hệ không an toàn hay quan hệ với nhiều bạn tình.

1.1. Sùi mào gà ở nam lây qua đường nào?

Sùi mào gà ở nam giới có thể lây truyền qua nhiều con đường, nhưng phổ biến nhất vẫn là lây truyền qua đường tình dục. Bất kỳ ai có hoạt động tình dục đều có khả năng nhiễm loại virus này khi quan hệ qua đường âm đạo, hậu môn hay thậm chí là đường miệng. Sử dụng bao cao su giúp giảm nguy cơ lây nhiễm virus, tuy nhiên vì bao cao su không thể che phủ cơ quan sinh dục 100%, nên virus vẫn có thể lây truyền qua vùng da bộ phận sinh dục không có bao cao su bảo vệ.

Ngoài lây truyền qua đường tình dục, virus HPV gây bệnh sùi mào gà còn có thể lây truyền qua đường máu hoặc vết thương hở khi người lành tiếp nhận máu hoặc vô tình chạm vào vết xước trên da người bệnh.

Virus còn lây truyền khi người lành sử dụng chung vật dụng cá nhân với người bệnh như dao cạo râu, bàn chải đánh răng, khăn tắm, quần áo,…

1.2. Sùi mào gà ở nam có nguy hiểm không?

CÓ THỂ. Sùi mào gà ở nam giới có thể được điều trị hiệu quả, ngăn chặn nguy cơ lây lan sang các bộ phận khác, nếu phát hiện sớm và điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ. Tuy nhiên, một số trường hợp nam giới nhiễm đồng thời nhiều chủng virus HPV trong đó có các chủng virus nguy cơ cao, không chỉ dẫn đến sùi mào gà mà còn cả bệnh ung thư vô cùng nguy hiểm như: Ung thư dương vật, ung thư hậu môn, ung thư vòm họng,…

Theo thống kê gánh nặng ung thư liên quan đến virus HPV tại Việt Nam của Globocan 2020, số ca mắc ung thư hậu môn là 579 (trong đó có 321 ca tử vong), 397 ca ung thư dương vật (trong đó có 147 ca tử vong), 605 ca ung thư khẩu hầu (trong đó có 306 ca tử vong). Nhìn chung các ca ung thư liên quan đến HPV có tần suất cao, trong đó ung thư khẩu hầu đang có xu hướng gia tăng. Đáng quan ngại, đa số các trường hợp ung thư do virus HPV đều được chẩn đoán trễ khiến tỷ lệ tử vong của người bệnh cao.

2. Hình ảnh sùi mào gà ở nam giới

Sùi mào gà nam

3. Các dấu hiệu sùi mào gà ở nam giới

Sùi mào gà ở nam giới thường không xuất hiện ngay khi nhiễm virus HPV, mà thường xuất hiện sau vài tuần cho đến vài tháng sau đó. Một số dấu hiệu sùi mào gà phổ biến bao gồm:

  • Các nốt sùi màu hồng hoặc đỏ nhạt xung quanh hậu môn hoặc bộ phận sinh dục như bìu, dương vật,… Các nốt sùi có thể nhiều hay ít, nổi gần nhau thành từng cụm như súp lơ;
  • Quan sát thấy có mủ trắng trong nốt sùi;
  • Các nốt sùi thường không gây đau. Tuy nhiên, sau một thời gian sùi mào gà vỡ sẽ gây tiết dịch, lở loét vùng xung quanh dẫn đến khó chịu và ngứa ngáy;
  • Sùi mào gà có thể khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu khi đi đại tiện hoặc có thể chảy máu khi giao hợp.

4. Nguyên nhân sùi mào gà ở nam giới

4.1. Virus HPV

Sùi mào gà ở nam giới do virus HPV gây nên. Bệnh chủ yếu lây truyền qua đường tình dục không an toàn. Ngoài ra, trong một số trường hợp có thể lây truyền qua tiếp xúc vật lý với mầm bệnh, nhưng khả năng lây truyền trong trường hợp này tương đối thấp.

Có rất nhiều chủng virus HPV, chủng virus gây sùi mào gà thuộc nhóm virus HPV nguy cơ thấp nên tổn thương chủ yếu ở vùng niêm mạc và bán niêm mạc. Khi quan hệ hay tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân sùi mào gà, nếu vùng niêm mạc hoặc da bị xây xước, sức đề kháng của cơ thể yếu thì nguy cơ nhiễm bệnh là rất cao.

virus-hpv gây sùi mào gà

4.2. Các yếu tố nguy cơ cao mắc bệnh sùi mào gà ở nam

Hầu hết những người đã từng quan hệ đều có nguy cơ nhiễm virus HPV gây bệnh sùi mào gà một lần trong đời. Tuy nhiên, các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà ở nam giới là:

  • Quan hệ không an toàn
  • Quan hệ sớm
  • Có nhiều bạn tình
  • Người bị nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác
  • Người có hệ miễn dịch kém, nhiễm HIV hoặc sử dụng thuốc chống thải ghép
  • Người hút thuốc lá

5. Các giai đoạn phát triển của bệnh sùi mào gà ở nam

Sùi mào gà ở nam thường tiến triển qua các giai đoạn:

  • Giai đoạn ủ bệnh: Đây là giai đoạn người lành tiếp xúc với virus HPV đến khi xuất hiện nốt sùi mào gà đầu tiên. Giai đoạn này thường kéo dài từ 4 tuần đến 9 tháng, trung bình các ca bệnh là 3 tháng;
  • Giai đoạn khởi phát: Xuất hiện nốt sùi nhỏ, nhạt màu và nằm rải rác;
  • Giai đoạn phát triển: Các nốt sùi phát triển mạnh về số lượng, kích thước, vị trí gây ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt thường ngày của người bệnh;
  • Giai đoạn biến chứng (hay sùi mào gà giai đoạn cuối): Các nốt sùi khiến người bệnh nhiễm trùng, vùng tổn thương sưng tấy, tiết dịch, loét và dễ chảy máu. Một số trường hợp dẫn đến biến chứng nghiêm trọng như ung thư vòm họng, hậu môn;
  • Giai đoạn tái phát: Sau khi điều trị khỏi, người bệnh vẫn có nguy cơ tái phát khi quan hệ với bạn tình hoặc do virus HPV còn tồn tại trong cơ thể chưa được đào thải hoàn toàn. Thông thường, các trường hợp sùi mào gà tái phát sẽ nặng hơn nguyên phát.

⇒ Xem thêm: Thời gian ủ bệnh sùi mào gà là bao lâu?

6. Biến chứng nguy hiểm của sùi mào gà ở nam

Sùi mào gà nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ không gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh; ngược lại, có thể đe dọa sức khỏe và cả tính mạng của bệnh nhân với các biến chứng trầm trọng như: Tắc nghẽn ống dẫn tinh, tắc ống niệu đạo, gây vô sinh, ung thư dương vật, ung thư hậu môn.

7. Chẩn đoán sùi mào gà ở nam

Để chẩn đoán sùi mào gà ở nam, bác sĩ thường dựa trên các triệu chứng lâm sàng. Thông thường, sùi mào gà ở nam thường gây mụn nhọt ở đầu hay thân dương vật, tinh hoàn và ở hậu môn. Các nốt sùi nhỏ, đổi màu hoặc màu xám ở bộ phận sinh dục, có nhiều nốt mụn nhỏ nằm sát nhau có hình dạng như súp lơ. Bộ phận sinh dục có thể ngứa ngáy, khó chịu và đau khi quan hệ.

sùi mào gà nam

Khi chẩn đoán sùi mào gà cần phân biệt với các bệnh lý khác như: giang mai, u mềm lây, ung thư tế bào gai, tiền ung thư Bowen, Liken thẳng, Nơ vi. Để tránh biến chứng nặng của sùi mào gà, bệnh nhân cần đến bác sĩ da liễu sau khi phát hiện các triệu chứng nghi ngờ bệnh.

8. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ SÙI MÀO GÀ

Các phương pháp điều trị sùi mào gà ở nam giới bao gồm:

  • Điều trị bằng thuốc

Thuốc điều trị sùi mào gà thường có hiệu quả tốt trong việc loại bỏ các nốt sùi. Tuy nhiên, thuốc không thể loại bỏ hoàn toàn virus HPV khỏi cơ thể. Do đó, người bệnh vẫn có thể bị tái phát bệnh sau khi điều trị.

Để điều trị sùi mào gà bằng thuốc, người bệnh cần đến khám bác sĩ để được chẩn đoán và chỉ định loại thuốc phù hợp. Người bệnh cũng cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.

Ưu điểm của phương pháp điều trị bằng thuốc là ít xâm lấn, dễ sử dụng, ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, phương pháp này có thể mất nhiều thời gian để phát huy tác dụng và có thể tái phát.

  • Điều trị bằng phương pháp ngoại khoa

Điều trị bằng phương pháp ngoại khoa giúp loại bỏ các nốt sùi nhanh chóng. Các phương pháp ngoại khoa thường được sử dụng bao gồm:

  • Liệu pháp áp lạnh: Sử dụng nitơ lỏng để đông lạnh các nốt sùi, khiến chúng bị bong ra.
  • Dao mổ điện: Sử dụng dòng điện cao tần để đốt cháy các nốt sùi.
  • Cắt bỏ các nốt sùi: Sử dụng dao phẫu thuật để cắt bỏ các nốt sùi.
  • Laser: Sử dụng tia laser để loại bỏ các nốt sùi.

Ưu điểm của phương pháp điều trị bằng phương pháp ngoại khoa là loại bỏ các nốt sùi nhanh chóng, hiệu quả cao. Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây đau, chảy máu và để lại sẹo.

  • Điều trị kết hợp

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định kết hợp điều trị bằng thuốc và phương pháp ngoại khoa để đạt hiệu quả tốt nhất.

Sau khi điều trị, người bệnh cần tái khám định kỳ để theo dõi tình trạng bệnh và phòng ngừa tái phát.

Ngoài việc điều trị, người bệnh cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa tái phát sau điều trị như:

  • Quan hệ an toàn bằng bao cao su.
  • Tránh quan hệ với người có nhiều bạn tình.
  • Tiêm phòng HPV.

Tiêm phòng HPV là biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa sùi mào gà và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác do virus HPV gây ra.

9. Cách chăm sóc sức khỏe cho phái mạnh khi mắc sùi mào gà

Nam giới khi mắc sùi mào gà cần có biện pháp chăm sóc phù hợp để giảm thiểu nguy cơ tổn thương lan rộng, ảnh hưởng sức khỏe của bản thân và bạn tình. Trong quá trình chăm sóc, bệnh nhân cần lưu ý những điều sau:

  • Không tự ý dùng thuốc điều trị không kê đơn có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn;
  • Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân sùi mào gà tập trung tăng cường hệ miễn dịch, đẩy lùi virus và phòng tránh nguy cơ tái nhiễm. Người bệnh không ăn thực phẩm cay nóng, chiên, rán, cũng như dùng chất kích thích. Nên tăng cường rau xanh, trái cây và chất đạm, bổ sung vitamin nhóm B, C, cũng như các chất chống oxy hóa mạnh như hành, tỏi…
  • Sau điều trị sùi mào gà, người bệnh nên chú ý vệ sinh bằng dung dịch rửa vùng kín có độ PH trung bình, thường xuyên tắm rửa, thay quần áo hằng ngày, không sử dụng chung các đồ dùng cá nhân với người khác.

10. Cách ngăn ngừa tái phát sau điều trị

Các phương pháp điều trị sùi mào gà hiện tại chủ yếu chỉ loại bỏ được nốt sùi trên bề mặt da, do virus HPV chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên tỷ lệ tái nhiễm sau điều trị là rất cao. Để giảm thiểu nguy cơ tái phát sau điều trị, người bệnh cần thực hiện các phương pháp sau:

  • Sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ;
  • Tuân thủ lịch kiểm tra định kỳ của bác sĩ;
  • Điều trị các bệnh tình dục khác (nếu có);
  • Trao đổi và điều trị cùng bạn tình để phòng nguy cơ tái nhiễm;
  • Hạn chế số lượng bạn tình.

11. Các câu hỏi thường gặp về sùi mào gà ở đàn ông

Sùi mào gà ở nam có thể tự khỏi không?

Không. Sùi mào gà dù ở giai đoạn đầu hay giai đoạn sau đều không thể tự khỏi. Người bệnh cần được thăm khám và điều trị tại bệnh viện để ngăn chặn nguy cơ biến chứng nặng. Sau điều trị cần chú ý giữ vệ sinh và quan hệ an toàn để tránh nguy cơ tái nhiễm.

Sùi mào gà ở nam có để lại sẹo không?

Có thể. Các phương pháp điều trị sùi mào gà như đốt điện laser có thể làm thương tổn các mô lân cận, gây cảm giác đau và để lại sẹo trên da bệnh nhân do hiện tượng mất sắc tố tại chỗ.

Bị sùi mào gà nam giới có quan hệ được không?

Có thể. Tuy nhiên, khi biết bản thân mắc bệnh sùi mào gà, bệnh nhân cần kiêng quan hệ và chuyên tâm vào việc điều trị. Sau khi điều trị khỏi nên quan hệ sử dụng biện pháp an toàn để tránh nguy cơ lây nhiễm cho bạn tình.

Sùi mào gà ở nam là căn bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của người bệnh. Khi phát hiện dấu hiệu nghi ngờ sùi mào gà, bệnh nhân nên đến bệnh viện chuyên khoa gần nhất để được thăm khám và điều trị. Chủ động sử dụng biện pháp an toàn và tiêm vắc xin là bộ đôi “chìa khóa” giúp phòng ngừa hiệu quả sùi mào gà do virus HPV.

Lưu ý: "Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Việc tuân thủ tuyệt đối theo y lệnh của bác sĩ là điều rất cần thiết.
Giúp mang lại hiệu quả tối đa trong quá trình chữa trị""

Còn lý do gì
mà bạn không nhanh tay kết nối với bác sĩ chúng tôi
để đặt lịch hẹn khám bệnh cũng như giải đáp thắc mắc!

ĐỂ LẠI SỐ ĐIỆN THOẠI
BÁC SĨ TƯ VẤN SẼ LIÊN HỆ CHO BẠN NGAY!

Tư vấn bác sỹ

03.28.61.52.52

Đặt hẹn trực tuyến

Tổng đài tư vấn miễn phú

03.28.61.52.52

đăng ký tư vấn

Bảo mật thông tin cá nhân!

(Ẩn đi)