Hotline

0359.66.5252

Dấu hiệu nhận biết bệnh sùi mào gà giai đoạn đầu ở nam và nữ – Cách điều trị hiệu quả

Nguyên Trưởng phòng khám Tiết niệu – Sinh dục – Bệnh viện Việt Đức

BS Nguyễn Quang Cừ

(Cuộc gọi miễn phí 100%)

Bệnh sùi mào gà là một trong những căn bệnh xã hội nguy hiểm, có sự lây lan nhanh nếu không biết cách phòng tránh. Nếu không phát hiện, điều trị kịp thời, bệnh có thể gây nhiều biến chứng khó lường. Vì vậy, nắm được những biểu hiện lâm sàng của bệnh sùi mào gà sẽ giúp phát hiện bệnh sớm.

1. Bệnh sùi mào gà là gì?

Sùi mào gà còn được gọi là bệnh mồng gà hoặc mụn cóc sinh dục. Đây là căn bệnh xã hội, lây truyền chủ yếu qua đường quan hệ không an toàn, rất phổ biến trong xã hội hiện nay. Virus gây bệnh sùi mào gà là Human Papillomavirus (HPV). Loại virus này có khoảng 120 chủng, trong đó có 40 chủng là tác nhân gây bệnh thông qua đường quan hệ. HPV-16 và HPV-18 là tác nhân gây sùi mào gà ở 90% trường hợp mắc bệnh.

bệnh sùi mào gà

Bệnh sùi mào gà xuất hiện ở cả nam giới và nữ giới nhưng theo thống kê thì nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Nguyên nhân vì nữ giới thường đón nhận tinh dịch của nam khi quan hệ và môi trường âm đạo cũng tạo điều kiện tốt cho loại virus này phát triển. Ngoài quan hệ không an toàn, bệnh còn có thể lây truyền bởi các nguyên nhân như lây từ mẹ sang con hoặc sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh.

2. Bệnh sùi mào gà giai đoạn đầu có nguy hiểm không?

CÓ. Mặc dù ở giai đoạn đầu của bệnh, sùi mào gà không gây ra các triệu chứng nguy hiểm hay ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe tức thì, nhưng nếu không được điều trị sớm và đúng cách, bệnh có thể khiến người bệnh phải đối mặt với những hậu quả đáng lo ngại như:

2.1 Khả năng lây truyền

Ngay cả khi bệnh ở giai đoạn đầu và chưa gây ra triệu chứng rõ ràng, người nhiễm bệnh vẫn có khả năng lây truyền. Hiện vẫn chưa có bất kỳ phương pháp nào có thể điều trị được sự xâm nhập, gây hại của virus HPV và các bệnh lý do HPV gây ra, trong đó có sùi mào gà. Do đó, việc sớm phát hiện và điều trị là rất quan trọng.

>> Nếu bạn đang lo lắng về bệnh sùi mào gà thì có thể chát với bác sĩ Nam khoa TẠI ĐÂY để được tư vấn miễn phí hoặc kết nối với bác sĩ qua ZALO.

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia

Bác Sĩ Chuyên Khoa II Nguyễn Quang Cừ

Nguyên Trưởng phòng khám Tiết niệu sinh dục

Hơn 40 năm kinh nghiệm tại bệnh viện Việt Đức

2.2 Các biến chứng nguy hiểm

Nếu không được điều trị kịp thời, sùi mào gà có thể gây ra các biến chứng như ảnh hưởng xấu đến quá trình thai sản, khả năng sinh sản và các biến chứng viêm nhiễm dai dẳng, khó chịu như viêm âm đạo, viêm phế quản, viêm quy đầu, viêm cổ tử cung, chảy máu khi quan hệ hoặc khi đại tiện,…

Nếu mắc bệnh trong giai đoạn mang thai, thai phụ có nguy cơ sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non. Thai nhi cũng có nguy cơ mắc bệnh sau khi sinh hoặc nhiễm bệnh khi bú mẹ. Thậm chí, nó còn gây nhiều biến chứng như ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật,… dẫn tới vô sinh, hiếm muộn hoặc tử vong.

Mặc dù không phải tất cả những người nhiễm HPV đều phải đối mặt với nguy cơ ung thư và các chủng virus HPV phổ biến gây ra bệnh sùi mào gà cũng thuộc phân nhóm nguy cơ thấp, nhưng một số loại ít phổ biến hơn có thể tiêm ẩn những nguy cơ gây ra ung thư cổ tử cung ở phụ nữ, cũng như các loại ung thư khác như ung thư âm đạo, hậu môn, dương vật và vòm họng.

3. Dấu hiệu – Biểu hiện lâm sàng của bệnh sùi mào gà

Khi virus xuất hiện trong cơ thể, chúng sẽ ẩn náu tại lớp biểu mô thuộc tầng dưới cùng của da và không gây triệu chứng. Thời gian ủ bệnh kéo dài 2 – 9 tháng và triệu chứng của nam giới và nữ giới có sự khác nhau. Thông thường, nam giới có triệu chứng sùi mào gà sớm hơn nữ giới. Ở phụ nữ, triệu chứng bệnh không rõ ràng và thường chỉ phát hiện khi bệnh đã bước sang giai đoạn nặng. Cụ thể:

3.1 Biểu hiện ở nam giới

  • Giai đoạn đầu: Cơ quan sinh dục và da xung quanh khu vực bao quy đầu, nếp gấp bẹn,… bị nổi các nốt sùi mềm, có màu hồng nhạt, hơi nhô cao và xuất hiện đơn độc. Các nốt sùi này không gây khó chịu hoặc ngứa nên rất khó nhận biết;

Mụn vùng kín nam

  • Giai đoạn sau: Các nốt sùi phát triển và tập trung thành các mảng có đường kính khoảng vài centimet. Các mảng có hình thức giống với mào gà hoặc súp lơ, chạm vào có cảm giác mềm và hơi ẩm ướt. Vì bên trong các mảng có dịch nên nếu ấn mạnh sẽ làm chảy dịch ra ngoài. Một số trường hợp nốt sùi có thể phát triển to bằng nắm tay, có máu, dịch bốc mùi khó chịu.

sùi mào gà dương vật

 

3.2 Biểu hiện ở nữ giới

Vì cơ quan sinh dục của phụ nữ có kết cấu khá phức tạp nên bệnh sùi mào gà phát triển khá thầm lặng mà không có triệu chứng rõ ràng. Đến khi rõ triệu chứng và đi khám thì thường bệnh đã phát triển tới giai đoạn muộn.

Sùi mào gà nữ

Thông thường, sau khoảng 3 tuần khi quan hệ với người mắc HPV, vùng kín của nữ giới sẽ xuất hiện các nốt sùi có màu hồng nhạt, có dịch bên trong và dễ chảy máu. Những nốt sùi có thể xuất hiện trên môi lớn, môi bé, âm đạo và tử cung mà không gây triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân. Nếu quan hệ hoặc cọ xát, va chạm thì nốt sùi có thể bị vỡ, gây chảy máu và có thể gây nhiễm trùng.

Bệnh xã hội sùi mào gà nữ

Ngoài cơ quan sinh dục nam, nữ, các nốt sùi mào gà còn có thể xuất hiện trên miệng, lưỡi và hậu môn của bệnh nhân. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể xuất hiện các triệu chứng khác như mệt mỏi, chán ăn, đau rát khi quan hệ,…

3.3 Dấu hiệu sùi mào gà ở lưỡi giai đoạn đầu

Mặc dù hiếm gặp hơn ở lưỡi, nhưng sự lây nhiễm sùi mào gà cũng có thể xuất hiện và gây ra một số dấu hiệu đặc trưng. Ở giai đoạn đầu, người bị nhiễm có thể quan sát thấy các dấu hiệu sau:

  • Sự thay đổi màu sắc của niêm mạc lưỡi: Nhiễm sùi mào gà có thể khiến vùng niêm mạc ở vùng lưỡi bị kích ứng, dẫn đến sự thay đổi màu sắc của da, chẳng hạn như vết đỏ hoặc xám.
  • Sự hình thành các nốt nhỏ: Sùi mào gà có thể gây ra sự hình thành của các nốt sùi ở bề mặt lưỡi. Những nốt này ban đầu rất nhỏ và màu da, dần dần lớn hơn và có thể gây cảm giác khó chịu.
  • Đau nhức và ngứa ngáy: Trong giai đoạn đầu, nhiều người cảm thấy hơi đau ở khu vực lưỡi bị ảnh hưởng và có thể cảm thấy ngứa ngáy ở vùng này. Vì vùng lưỡi là vị trí thường xuyên phải chịu các tác động, ma sát từ việc vận động cơ miệng của người bệnh (nói chuyện, cười, hôn, ăn uống,…)
  • Khó nuốt hoặc gặp sự khó chịu khi ăn uống: Do sự hình thành các nốt nhỏ trên lưỡi, người bị nhiễm có thể cảm thấy khó chịu và đau khi nuốt hoặc ăn uống.
  • Sưng và đau ở nướu: Có thể có sự sưng tấy và đau đớn ở vùng nướu ở vành miệng của người bệnh.

sùi mào gà

3.4 Dấu hiệu sùi mào gà ở miệng giai đoạn đầu

Bệnh sùi mào gà có thể xuất hiện ở nam và nữ và ảnh hưởng đến cả vùng niêm mạc miệng của người bệnh. Một số dấu hiệu sùi mào gà ở miệng giai đoạn đầu tiên có thể bao gồm:

  • U nhú nổi lên: Sùi mào gà bắt đầu hình thành với những u nhú nổi lên màu hồng hoặc da, xuất hiện ở trong họng, trên lưỡi, lợi, nướu hoặc miệng. Ban đầu, chúng có thể rất nhỏ và không dễ phát hiện, sau đó chúng có thể phát triển lớn hơn và tập trung thành một khu vực rộng hơn.
  • Ngứa và cảm giác khó chịu: Bị nhiễm sùi mào gà ở miệng có thể khiến bạn cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu trong vùng miệng.
  • Đau: Sùi mào gà ở miệng có thể gây đau khó chịu và làm cho việc nuốt chướng trở nên khó khăn.
  • Chảy máu: Tùy thuộc vào vị trí xuất hiện của sùi mào gà, chúng có thể chảy máu khi bệnh nhân ăn, uống, nuốt nước bọt hoặc khi đánh răng.
  • Hình dạng đặc trưng: Sùi mào gà ở miệng thường có hình dạng đặc trưng giống như những nốt mụn nhọt có nếp gấp và đỉnh nhọn.
  • Mùi hôi: Một số người mắc sùi mào gà ở miệng có thể có hơi thở hôi do sự tích tụ của vi khuẩn ở vết loét.

sùi mào gà ở miệng

 

3.5 Dấu hiệu sùi mào gà ở môi giai đoạn đầu

Dấu hiệu sùi mào gà giai đoạn đầu ở trên môi có thể đối với nam giới và nữ giới đều khác nhau. Tuy nhiên, đây là những dấu hiệu chung của bệnh sùi mào gà ở giai đoạn đầu trên môi:

  • Xuất hiện các vết sần, đốm đỏ hoặc xám trên môi.
  • Môi bị co lại hoặc căng ra và gây đau, nứt môi.
  • Thường xuyên xuất hiện cảm giác ngứa, nóng rát trên môi.
  • Tại những vùng bị rộp, sưng, có thể dễ dàng nhận thấy các vết sẹo.
  • Sưng, viêm, đỏ và có mùi khó chịu.
  • Ảnh hưởng xấu đến khả năng giao tiếp, ăn uống của bệnh nhân

Sùi mào gà ở môi

Bị sùi mào gà ở môi thường do quan hệ không an toàn đường miện, tiếp xuất thâm mật, hôn người mắc bệnh, dùng chung đồ dùng, dụng cụ ăn uống với người có mầm bệnh trong người.

3.6 Dấu hiệu sùi mào gà ở họng giai đoạn đầu

Tương tự như sùi mào gà giai đoạn đầu ở các vị trí khác, sùi mào gà ở họng vào giai đoạn đầu cũng thường không có biểu hiện lâm sàng rõ ràng. Nếu có, một số triệu chứng của sùi mào gà giai đoạn đầu ở họng có thể bao gồm:

  • Sự xuất hiện của những vết hoặc tổn thương nhỏ trên niêm mạc họng.
  • Cảm giác khô họng và khó nuốt.
  • Đau hoặc khó chịu khi ăn hoặc nói.
  • Gây khó chịu hoặc đau rát.
  • Bọng nước hoặc tổn thương nhỏ.

sùi mào gà ở họng

3.7 Dấu hiệu sùi mào gà ở mắt

  • Nổi mụn sùi: Nốt sùi nhỏ, mềm, màu hồng hoặc da, mọc đơn lẻ hoặc thành cụm. Các nốt sùi có thể có hình dạng giống như súp lơ, măng tây hoặc mào gà.
     
  • Ngứa ngáy: Vùng da bị ảnh hưởng có thể ngứa ngáy hoặc khó chịu.
  • Đau rát: Khi các nốt sùi bị trầy xước hoặc chảy máu, chúng có thể gây đau rát.
  • Chảy máu: Nốt sùi có thể chảy máu sau khi dụi mắt.
  • Cộm mắt: Bạn có thể cảm thấy có gì đó cộm trong mắt.
  • Nhạy cảm với ánh sáng: Bạn có thể cảm thấy nhạy cảm với ánh sáng.
  • Chảy nước mắt: Mắt bạn có thể chảy nước mắt nhiều hơn bình thường.
  • Giảm thị lực: Trong trường hợp nặng, sùi mào gà có thể gây giảm thị lực.

sùi mào gà ở mắt

Khi thấy mình có biểu hiện của bệnh sùi mào gà, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị thích hợp. Việc này giúp tránh gặp phải những biến chứng nghiêm trọng của bệnh. Ngoài ra, để giảm nguy cơ mắc phải căn bệnh này, tiêm vắc-xin HPV là một lựa chọn hợp lý. Vắc-xin HPV giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà và nhiều bệnh lý khác do virus HPV gây ra.

4. Nguyên nhân sùi mào gà

4. 1. Virus HPV gây bệnh sùi mào gà

Virus HPV gây u nhú ở người là một loại virus rất phổ biến, gồm nhiều chủng HPV khác nhau. Trong đó, có một số loại virus HPV không gây ra bất kỳ triệu chứng nào và được đánh giá là không gây hại cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, một số loại virus HPV có thể gây ra các bệnh lý như sùi mào gà, ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư âm đạo, ung thư dương vật, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư miệng, ung thư vòm họng,…

Sùi mào gà là một loại bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (STDs). Bệnh được gây ra bởi tác nhân chính là HPV 6, 11, 16 và 18. Sùi mào gà thường không gây ra các triệu chứng rõ ràng và thường được chẩn đoán sau khi bệnh nhân được tiêm ngừa HPV hoặc phát hiện sau khi nhận chẩn đoán ung thư vùng chậu, cổ tử cung hoặc âm đạo.

Các triệu chứng khác nhau của sùi mào gà có thể bao gồm các khối u hoặc tăng sinh trên dương vật, trực tràng hoặc âm đạo, khó chịu trong khi quan hệ hoặc có mùi hôi.

Virus HPV lan truyền qua đường tình dục. Bạn có thể lây nhiễm virus HPV như sau:

  • Quan hệ không an toàn: Chủ yếu qua đường tình dục, nói chung là qua mối quan hệ không an toàn. Bạn không cần có tình dục để lây nhiễm – chỉ cần tiếp xúc với da của người mang virus đã đủ để lây nhiễm.
  • Không sử dụng bảo vệ: Sử dụng bảo vệ có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm HPV, tuy nhiên chúng không bảo vệ trước toàn bộ các loại virus.
  • Tiếp xúc với da: virus HPV có thể lan truyền thông qua tiếp xúc với da, ví dụ như thông qua tay chạm vào vết sùi mào gà hoặc mụn trắng.

hpv virus

Nếu nghi ngờ hoặc phát hiện lây nhiễm virus HPV hoặc các triệu chứng của bệnh sùi mào gà, nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và chẩn đoán.

2. Các yếu tố nguy cơ cao mắc bệnh sùi mào gà

Có nhiều yếu tố nguy cơ cao mắc bệnh sùi mào gà, bao gồm:

  • Quan hệ không an toàn: Quan hệ không áp dụng các biện pháp bảo vệ an toàn là nguyên nhân chính dẫn đến nhiễm virus HPV. Khi tiếp xúc với người bị nhiễm HPV, người khỏe mạnh có nguy cơ cao lây nhiễm virus và dẫn đến mắc bệnh sùi mào gà. 
  • Hoạt động tình dục kém lành mạnh: Các hoạt động tình dục kém lành mạnh như quan hệ qua đường hậu môn, qua đường miệng, đeo các vật dụng bảo vệ chưa đúng cách và quan hệ TD với nhiều người khác nhau đều là các yếu tố nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà.
  • Hình thức tiếp xúc: Virus HPV có thể lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với những vết thương trên da hoặc niêm mạc. Do đó, các hình thức tiếp xúc khác nhau như sử dụng chung đồ vật giặt không sạch, tiếp xúc với nước bẩn hoặc đất bẩn cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà.
  • Tình trạng miễn dịch: Các nhóm người có hệ miễn dịch yếu, chẳng hạn như những người được chẩn đoán mắc hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS) hoặc bị bệnh ung thư, đang sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch, người làm dụng chất kích thích (rượu bia, thuốc lá,…), người mắc các bệnh xã hội (lậu, giang mai,…)…có nguy cơ cao mắc bệnh sùi mào gà khi tiếp xúc với virus HPV.
  • Tuổi tác: Tuy virus HPV có thể lây truyền ở mọi lứa tuổi, nhưng nguy cơ cao mắc bệnh sùi mào gà tăng lên ở những người trẻ tuổi trong độ tuổi từ 15 đến 24 tuổi. Đây là nhóm tuổi có tần suất hoạt động quan hệ cao và có xu hướng “bạo” và cởi mở hơn trong việc quan hệ.
  • Tình trạng sức khỏe chung: Những người có chế độ ăn uống không lành mạnh, chế độ sinh hoạt không khoa học, hút thuốc lá, sử dụng các loại thuốc gây nghiện hay uống rượu bia thường xuyên cũng có nguy cơ cao mắc bệnh sùi mào gà.
  • Phụ nữ mang thai cũng là một yếu tố nguy cơ gây bệnh sùi mào gà cho thai nhi trong quá trình sinh sản.

Bệnh sùi mào gà giai đoạn đầu có dễ chữa khỏi không? Cách chữa thế nào?

KHÔNG. Dù là giai đoạn đầu, sùi mào gà cũng là kết quả của sự lây nhiễm và gây bệnh của một hoặc một số chủng virus HPV nhất định vào cơ thể người. Để chữa khỏi một bệnh lý bất kỳ, cần điều trị triệt để nguyên nhân gây bệnh.

Hiện tại vẫn chưa có bất kỳ phương pháp hoặc loại thuốc nào có có thể điều trị và loại bỏ hoàn toàn tác nhân gây bệnh sùi mào gà – virus HPV. Các phương pháp điều trị sùi mào gà hiện nay chỉ có thể hỗ trợ giải quyết các triệu chứng khó chịu và gây mất thẩm mỹ do bệnh sùi mào gà gây ra. Các phương pháp điều trị này có thể bao gồm:

1. Điều trị bằng thuốc:

  • Một Số loại thuốc tăng miễn dịch: giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể để chống lại tác nhân gây ra sùi mào gà;
  • Axit tricloaxetic: đây là loại thuốc chứa axit nồng độ cao, giúp đốt cháy các nốt mụn sùi mào gà phẳng. Thuốc được bôi lên bề mặt sùi, khi tác nhân hoạt động, nó sẽ ăn mòn và làm bong ra các mô sùi mào gà.
  • Sinecatechin: chỉ được sử dụng cho các nốt sùi ở quanh hậu môn hoặc bên ngoài vùng kín;
  • AHCC: giúp tăng cường khả năng miễn dịch, đồng thời hỗ trợ tiêu diệt virus;
  • Podophyllin: một loại thuốc được chiết xuất từ thực vật, được bôi lên vùng xuất hiện sùi mào gà. Tuy nhiên, dùng thuốc podophyllin không được khuyến cáo cho phụ nữ mang thai, vì có thể gây tổn thương đến thai nhi.

2. Điều trị bằng các phương pháp ngoại khoa khác:

Tùy thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân và độ nghiêm trọng của sùi mào gà, các bác sĩ có thể đưa ra các phương pháp điều trị khác nhau.Một số phương pháp điều trị sùi mào gà phổ biến có thể sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện gồm có:

  • Sử dụng nitơ lỏng: Nitơ lỏng có nhiệt độ khoảng -198.5 độ C được sử dụng để đông lạnh và phá hủy mô sùi mào gà. Phương pháp này vô cùng an toàn, có thể áp dụng có mọi đối tượng nhưng có thể để lại các tác dụng phụ như gây đau và sưng ở vùng được điều trị
  • Cắt bỏ nốt sùi: Đối với các sùi mào gà lớn và nhiều nốt, các bác sĩ có thể sử dụng dao mổ điện để cắt bỏ hoặc sử dụng laser để cắt bỏ sùi mào gà. Phương pháp điều trị này sẽ để lại những cảm giác đau đớn.
  • ALA-PDT: Là phương pháp điều trị sùi mào gà mới nhất, được đánh giá là phương pháp mang lại hiệu quả khả quan nhất hiện nay. Người bệnh sẽ được bôi thuốc ALA ở vùng da mắc bệnh, thuốc ALA sẽ đi vào tế bào sùi mào gà và khi chịu sự xúc tác của ánh sáng huỳnh quang laser, tạo ra phản ứng oxy hoạt lực tác động lên mô sùi mào gà để khống chế virus.

đốt sùi mào gà

Không tự ý thực hiện các phương pháp điều trị theo dân gian truyền miệng, cần tiếp nhận các tư vấn khoa học, chuyên môn và những chỉ định điều trị phù hợp nhất với từng tình trạng bệnh lý

Cách chăm sóc người bệnh sùi mào gà giai đoạn đầu

Để chăm sóc người bệnh mắc sùi mào gà, có thể áp dụng những biện pháp sau đây:

  • Bảo đảm vệ sinh cá nhân: Người bệnh cần giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, tắm rửa thường xuyên bằng nước ấm và xà phòng không gây kích ứng. Ngoài ra, tránh sử dụng vật dụng cá nhân chung như khăn tắm, quần áo, đồ lót, dao cạo, bàn chải đánh răng, dụng cụ bấm móng,… để không bị lây nhiễm.
  • Điều trị đúng cách: Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định và thực hiện các phương pháp điều trị phù hợp. Tuyệt đối tuân thủ đúng quy trình điều trị, không tự ý dừng thuốc và thay đổi liều lượng.
  • Hạn chế quan hệ: Người bệnh cần hạn chế quan hệ để tránh lây nhiễm cho đối tác và không làm tổn thương vùng bệnh. Nếu quan hệ, nên sử dụng bảo vệ như bao cao su hoặc màng chắn y khoa nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cho đối phương trong quá trình quan hệ.
  • Giảm stress: Cân bằng cuộc sống, giữ tâm trạng thoải mái, ăn uống và sinh hoạt đúng giờ giúp cơ thể giảm căng thẳng, nhằm tăng cường sức đề kháng để chống lại virus.
  • Bổ sung dinh dưỡng: Ăn nhiều rau, quả, hạt, chất xơ và protein, tránh thực phẩm giàu đường, chất béo và đồ ăn nhanh để cải thiện sức khỏe và hỗ trợ tích cực cho quá trình điều trị.
  • Hỗ trợ tinh thần: Động viên, an ủi và giúp đỡ người bệnh trong quá trình điều trị để người bệnh không cảm thấy cô đơn hoặc áp lực, sinh ra stress, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
  • Thường xuyên kiểm tra và theo dõi: Người bệnh cần thường xuyên tham khảo ý kiến bác sĩ định kỳ trong suốt thời gian điều trị và sau khi điều trị để đảm bảo hiệu quả và theo dõi các biến chứng có thể xảy ra.

Việc chẩn đoán và phát hiện sùi mào gà giai đoạn đầu là yếu tố quan trọng, có thể quyết định đến các vấn đề diễn biến bệnh lý sau này (mức độ lây lan, khả năng gây ra biến chứng,…) và hiệu quả điều trị. Để phòng tránh sùi mào gà, nhằm bảo vệ trọn vẹn sức khỏe bản thân và giảm thiểu tối đa gánh nặng tài chính dành cho các liệu pháp điều trị bệnh tốn kém, việc tiêm vắc xin dự phòng HPV là vô cùng quan trọng và cấp thiết, trẻ em từ 9 tuổi và người lớn nên tiêm phòng vắc xin HPV càng sớm càng tốt.

Lưu ý: "Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Việc tuân thủ tuyệt đối theo y lệnh của bác sĩ là điều rất cần thiết.
Giúp mang lại hiệu quả tối đa trong quá trình chữa trị""

Còn lý do gì
mà bạn không nhanh tay kết nối với bác sĩ chúng tôi
để đặt lịch hẹn khám bệnh cũng như giải đáp thắc mắc!

ĐỂ LẠI SỐ ĐIỆN THOẠI
BÁC SĨ TƯ VẤN SẼ LIÊN HỆ CHO BẠN NGAY!

Tư vấn bác sỹ

0359.66.5252

Đặt hẹn trực tuyến

Tổng đài tư vấn miễn phú

0359.66.5252

đăng ký tư vấn

Bảo mật thông tin cá nhân!

(Ẩn đi)